Hướng dẫn nộp đơn định giá

HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN ĐỊNH GIÁ

 

1. Người nộp đơn định giá

1.1.Viện Khoa học sở hữu trí tuệ  (“Viện KHSHTT”/ “Viện”) chỉ thực hiện việc định giá với những đơn định giá của người có quyền trưng cầu/yêu cầu định giá quy định tại Khoản 4, 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP (“Nghị định 105/2006 sửa đổi”); Điều 2 Thông tư 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC (“Thông tư 39/2014”).

 1.2. Người có quyền trưng cầu định giá gồm có:

Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật SHTT).

 1.3. Người có quyền yêu cầu định giá gồm có:

1.3.1. Nhằm phục vụ việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn bằng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước:

a. Đại diện chủ sở hữu nhà nước của tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

b. Tổ chức đề nghị giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

c. Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

d. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc định giá tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

 

1.3.2. Nhằm thực hiện nội dung giám định SHCN:

            a. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

b.Tổ chức, cá nhân bị xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;

c. Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

2. Đơn và nộp Đơn định giá

2.1. Khái niệm 

"Đơn định giá" là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật... thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung định giá.

 2.2. Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn định giá:

a. Đơn định giá phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:

(i) Văn bản thể hiện yêu cầu định giá (Quyết định trưng cầu định giá/Tờ khai yêu cầu định giá), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng định giá; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc định giá;

(ii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng định giá (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo..., vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng định giá);

(iii) Tài liệu thể hiện thông tin pháp lý, kỹ thuật, kinh tế của đối tượng định giá;

(iv) Hợp đồng dịch vụ và  Biên bản thanh lý hợp đồng định giá tài sản trí tuệ;

(v) Chứng từ nộp phí định giá;

(vi) Giấy ủy quyền (nếu Đơn định giá được nộp thông qua đại diện).

 b. Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc định giá (quyết định về giá trị của tàn sản trí tuệ hoặc giá trị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với tài sản trí tuệ của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích khác cho việc xem xét, đánh giá khi định giá; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường...).

 2.3. Nộp Đơn định giá

Đơn định giá có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện theo địa chỉ: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Địa chỉ: Số 39, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3. Nội dung định giá

3.1. Nội dung định giá bao gồm các vấn đề sau đây:

a. Xác định giá trị tài sản trí tuệ;

b. Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ và xác định giá trị thiệt hại.

3.2. Người trưng cầu/yêu cầu định giá phải nói rõ nội dung định giá cần được thực hiện. Viện KHSHTT chỉ thực hiện việc định giá theo nội dung đã được chỉ rõ trong Đơn định giá.

3.3. Xác định giá trị tài sản trí tuệ là sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại

a. Mục đích

Mục đích của việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ là sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại là để làm căn cứ xác định giá chuyển giao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, phần vốn góp... trong hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ.

b. Nội dung

Việc xác định giá trị bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

- Xác định bản chất (nội dung) của tài sản trí tuệ;

- Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới giá trị của tài sản trí tuệ;

- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị và tính toán giá trị theo phương pháp đó;

- Kiểm tra kết quả định giá; tổng hợp để xác định giá trị.

 

3.4. Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại và xác định giá trị thiệt hại

a. Mục đích

Mục đích của việc định giá giá trị là thông qua việc xác định giá trị kinh tế của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại cũng như của bản thân các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng để làm căn cứ xác định giá trị thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đó gây ra.

b. Nội dung

Việc định giá giá trị bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

- Xác định phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; xác định yếu tố xâm phạm; xc định sản phẩm/hàng hóa xâm phạm;

- Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới giá trị quyền sở hữu công nghiệp được định giá;

- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị và tính toán giá trị theo phương pháp đó;

- Xác định các dạng tổn thất và giá trị tổn thất tương ứng;

- Tổng hợp giá trị thiệt hại.

4. Đối tượng định giá

Đối tượng định giá là tài sản trí tuệ được (cần) xem xét để đưa ra kết quả định giá theo yêu cầu của Người trưng cầu/yêu cầu định giá. Đối tượng định giá phải phù hợp với lĩnh vực và nội dung định giá theo quy định tại Điều 39.1 và 39.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi; Điều 1 Thông tư 39/2014.

4.1. Sự phù hợp của đối tượng định giá với lĩnh vực định giá

a. Đối tượng định giá trong lĩnh vực sáng chế

Đối tượng định giá là sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình cần xem xét. Trong đó, mỗi sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm), mỗi quy trình cần xem xét được coi là một đối tượng định giá.

b. Đối tượng định giá trong lĩnh vực thiết kế bố trí

 Đối tượng định giá là thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn hoặc sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) có gắn (mang, bao gồm) mạch tích hợp bán dẫn cần xem xét. Trong đó, mỗi thiết kế bố trí, mỗi mạch tích hợp, mỗi sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) cần xem xét được coi là một đối tượng định giá. 

c. Đối tượng định giá trong lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp

 Đối tượng định giá là hình dáng bên ngoài của sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) hoặc bộ sản phẩm cần xem xét. Mỗi sản phẩm (bộ phận sản phẩm), bộ sản phẩm cần xem xét được coi là một đối tượng định giá. 

d. Đối tượng định giá trong lĩnh vực nhãn hiệu

Đối tượng định giá là dấu hiệu nhìn thấy được (dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) cần xem xét. Mỗi dấu hiệu như trên gắn trên một loại vật mang được coi là một đối tượng định giá.

Trong trường hợp dấu hiệu cần xem xét được gắn trên sản phẩm và trên bao bì của chính sản phẩm đó thì chỉ coi dấu hiệu đó là một đối tượng định giá.

e. Đối tượng định giá trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý

 Định nghĩa, cách xác định đối tượng định giá trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý áp dụng tương tự như trong lĩnh vực nhãn hiệu, trong đó thuật ngữ “nhãn hiệu” được thay thế bằng “chỉ dẫn địa lý”.

g. Đối tượng định giá trong lĩnh vực tên thương mại

 Đối tượng định giá là dấu hiệu được xem xét dưới dạng từ ngữ có thể đọc (phát âm/phiên âm) được. Mỗi dấu hiệu gắn trên một loại vật mang được coi là một đối tượng định giá.

4.2. Sự phù hợp của đối tượng định giá với nội dung định giá

a. Đối tượng định giá nêu trong Đơn được coi là phù hợp với nội dung định giá nếu tài liệu/mẫu vật thể hiện đối tượng định giá có đủ các thông tin thích hợp để thực hiện việc định giá theo các nội dung đó.

b. Trong trường hợp nội dung định giá là định giá thiệt hại, Đơn phải có đầy đủ các thông tin dữ liệu đủ để xác định tình trạng bảo hộ, nội dung (bản chất của đối tượng bị xem xét, tình trạng sử dụng thực tế của đối tượng bị xem xét (dạng sử dụng, người sử dụng, thời điểm sử dụng, nơi sử dụng), ngoài ra còn phải có các thông tin, bằng chứng về hình thức (các dạng) cũng như khối lượng (mức độ) thiệt hại.

5. Hợp đồng định giá

5.1. Căn cứ pháp luật

Việc định giá theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân do Viện KHSHTT thực hiện là một loại dịch vụ được Viện cung cấp trên cơ sở hợp đồng theo quy định tại Điều 46 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi; Điều 5 Thông tư 39/2014.

 Việc định giá theo Quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (theo Điều 45 Nghị định nói trên) không bắt buộc nhưng có thể thực hiện trên cơ sở hợp đồng.

5.2. Các chủ thể của Hợp đồng

a. Bên sử dụng dịch vụ định giá (Bên A)

- Trong trường hợp Đơn định giá được lập và nộp trực tiếp bởi Người yêu cầu định giá mà không thông qua Người đại diện theo ủy quyền thì Người yêu cầu định giá trực tiếp giao kết hợp đồng với tư cách Bên A.

- Trong trường hợp Đơn định giá được lập và nộp bởi Người đại diện theo ủy quyền của Người yêu cầu định giá thì Người đại diện đó giao kết hợp đồng với tư cách Bên A.

 

b. Bên cung cấp dịch vụ định giá (Bên B): là Viện KHSHTT.

5.3. Mẫu Hợp đồng định giá

Hợp đồng định giá có thể được làm theo Mẫu kèm theo Bản hướng dẫn này. Hợp đồng định giá cũng có thể được làm theo Mẫu nói trên với các điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể và theo thỏa thuận khác giữa hai Bên.

6. Sản phẩm định giá

6.1. Các dạng sản phẩm định giá

Kết quả định giá được thể hiện dưới các dạng sản phẩm sau đây

a. Bản kết quả định giá: là văn bản đưa ra các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi thuộc nội dung định giá nêu trong Đơn định giá;

b. Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc định giá: là văn bản thuyết minh về mục đích tra cứu thông tin; chỉ dẫn về các nguồn tin đã được sử dụng và kết quả dưới dạng danh mục các tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được coi là hữu ích cho việc đưa ra kết quả định giá;

 c. Bản sao các tài liệu tham khảo có ích nhất đã được sử dụng (phù hợp với Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc định giá - tài liệu b);

d. Bản dịch tài liệu c;

e. Sản phẩm khác.

 6.2. Sản phẩm bắt buộc và sản phẩm tùy chọn

Bản kết quả định giá (sản phẩm a)- là sản phẩm bắt buộc phải có của bất kỳ một vụ việc định giá nào;

- Các sản phẩm từ b đến e chỉ được cung cấp cho Người nộp đơn khi có thỏa thuận rằng Người yêu cầu định giá muốn có các sản phẩm đó (ngoài Bản kết qua định giá) và thanh toán các khoản phí tương ứng để có chúng.

7. Thời hạn định giá

7.1. Khái niệm

Thời hạn định giá là khoảng thời gian trong đó Viện KHSHTT phải hoàn thành việc định giá theo nội dung yêu cầu, được tính từ ngày Viện KHSHTT nhận được Đơn định giá hoàn chỉnh (không sai sót, không phải bổ sung/sửa chữa) đến ngày ký ban hành Bản Kết quả định giá.

Thời hạn định giá tiêu chuẩn là thời gian cần thiết để thực hiện một nội dung định giá bình thường (không quá phức tạp) đối với một đối tượng định giá.

 Thời hạn định giá tiêu chuẩn (tương ứng với mức phí ghi trong Biểu giá dịch vụ định giá) là 02 tháng đối với định giá sáng chế; 01 tháng đối với định giá thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

 7.3. Rút ngắn, kéo dài thời hạn định giá

Người yêu cầu định giá có thể đề nghị rút ngắn thời hạn định giá với điều kiện phải nộp thêm phí định giá nhanh. Viện KHSHTT có thể đề nghị kéo dài thời hạn định giá. Thời hạn đã được hai Bên thống nhất được ghi vào Hợp đồng định giá

8. Phí (giá) dịch vụ định giá

- Người nộp đơn định giá (bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu định giá) phải thanh toán phí định giá theo Biểu giá dịch vụ định giá sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc cần thực hiện công việc gì thì trả phí cho công việc đó.

 - Biểu giá dịch vụ định giá được xây dựng trên cơ sở tham khảo vận dụng các mức phí định giá tài sản thông thường  trên cơ sở thực tiễn chi phí nhân công, trang thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng và trí tuệ để thực hiện công việc định giá. 

 

 

 HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN ĐỊNH GIÁ

 

1. Người nộp đơn định giá

1.1.Viện Khoa học sở hữu trí tuệ  (“Viện KHSHTT”/ “Viện”) chỉ thực hiện việc định giá với những đơn định giá của người có quyền trưng cầu/yêu cầu định giá quy định tại Khoản 4, 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP (“Nghị định 105/2006 sửa đổi”); Điều 2 Thông tư 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC (“Thông tư 39/2014”).

 1.2. Người có quyền trưng cầu định giá gồm có:

Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật SHTT).

 1.3. Người có quyền yêu cầu định giá gồm có:

1.3.1. Nhằm phục vụ việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn bằng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước:

a. Đại diện chủ sở hữu nhà nước của tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

b. Tổ chức đề nghị giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

c. Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

d. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc định giá tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

 

1.3.2. Nhằm thực hiện nội dung giám định SHCN:

            a. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

b.Tổ chức, cá nhân bị xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;

c. Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

2. Đơn và nộp Đơn định giá

2.1. Khái niệm 

"Đơn định giá" là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật... thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung định giá.

 2.2. Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn định giá:

a. Đơn định giá phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:

(i) Văn bản thể hiện yêu cầu định giá (Quyết định trưng cầu định giá/Tờ khai yêu cầu định giá), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng định giá; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc định giá;

(ii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng định giá (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo..., vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng định giá);

(iii) Tài liệu thể hiện thông tin pháp lý, kỹ thuật, kinh tế của đối tượng định giá;

(iv) Hợp đồng dịch vụ và  Biên bản thanh lý hợp đồng định giá tài sản trí tuệ;

(v) Chứng từ nộp phí định giá;

(vi) Giấy ủy quyền (nếu Đơn định giá được nộp thông qua đại diện).

 b. Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc định giá (quyết định về giá trị của tàn sản trí tuệ hoặc giá trị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với tài sản trí tuệ của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích khác cho việc xem xét, đánh giá khi định giá; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường...).

 2.3. Nộp Đơn định giá

Đơn định giá có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện theo địa chỉ: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Địa chỉ: Số 39, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3. Nội dung định giá

3.1. Nội dung định giá bao gồm các vấn đề sau đây:

a. Xác định giá trị tài sản trí tuệ;

b. Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ và xác định giá trị thiệt hại.

3.2. Người trưng cầu/yêu cầu định giá phải nói rõ nội dung định giá cần được thực hiện. Viện KHSHTT chỉ thực hiện việc định giá theo nội dung đã được chỉ rõ trong Đơn định giá.

3.3. Xác định giá trị tài sản trí tuệ là sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại

a. Mục đích

Mục đích của việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ là sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại là để làm căn cứ xác định giá chuyển giao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, phần vốn góp... trong hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ.

b. Nội dung

Việc xác định giá trị bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

- Xác định bản chất (nội dung) của tài sản trí tuệ;

- Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới giá trị của tài sản trí tuệ;

- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị và tính toán giá trị theo phương pháp đó;

- Kiểm tra kết quả định giá; tổng hợp để xác định giá trị.

 

3.4. Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại và xác định giá trị thiệt hại

a. Mục đích

Mục đích của việc định giá giá trị là thông qua việc xác định giá trị kinh tế của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý/tên thương mại cũng như của bản thân các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng để làm căn cứ xác định giá trị thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đó gây ra.

b. Nội dung

Việc định giá giá trị bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

- Xác định phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; xác định yếu tố xâm phạm; xc định sản phẩm/hàng hóa xâm phạm;

- Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới giá trị quyền sở hữu công nghiệp được định giá;

- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị và tính toán giá trị theo phương pháp đó;

- Xác định các dạng tổn thất và giá trị tổn thất tương ứng;

- Tổng hợp giá trị thiệt hại.

4. Đối tượng định giá

Đối tượng định giá là tài sản trí tuệ được (cần) xem xét để đưa ra kết quả định giá theo yêu cầu của Người trưng cầu/yêu cầu định giá. Đối tượng định giá phải phù hợp với lĩnh vực và nội dung định giá theo quy định tại Điều 39.1 và 39.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi; Điều 1 Thông tư 39/2014.

4.1. Sự phù hợp của đối tượng định giá với lĩnh vực định giá

a. Đối tượng định giá trong lĩnh vực sáng chế

Đối tượng định giá là sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình cần xem xét. Trong đó, mỗi sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm), mỗi quy trình cần xem xét được coi là một đối tượng định giá.

b. Đối tượng định giá trong lĩnh vực thiết kế bố trí

 Đối tượng định giá là thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn hoặc sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) có gắn (mang, bao gồm) mạch tích hợp bán dẫn cần xem xét. Trong đó, mỗi thiết kế bố trí, mỗi mạch tích hợp, mỗi sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) cần xem xét được coi là một đối tượng định giá. 

c. Đối tượng định giá trong lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp

 Đối tượng định giá là hình dáng bên ngoài của sản phẩm (hoặc bộ phận sản phẩm) hoặc bộ sản phẩm cần xem xét. Mỗi sản phẩm (bộ phận sản phẩm), bộ sản phẩm cần xem xét được coi là một đối tượng định giá. 

d. Đối tượng định giá trong lĩnh vực nhãn hiệu

Đối tượng định giá là dấu hiệu nhìn thấy được (dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) cần xem xét. Mỗi dấu hiệu như trên gắn trên một loại vật mang được coi là một đối tượng định giá.

Trong trường hợp dấu hiệu cần xem xét được gắn trên sản phẩm và trên bao bì của chính sản phẩm đó thì chỉ coi dấu hiệu đó là một đối tượng định giá.

e. Đối tượng định giá trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý

 Định nghĩa, cách xác định đối tượng định giá trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý áp dụng tương tự như trong lĩnh vực nhãn hiệu, trong đó thuật ngữ “nhãn hiệu” được thay thế bằng “chỉ dẫn địa lý”.

g. Đối tượng định giá trong lĩnh vực tên thương mại

 Đối tượng định giá là dấu hiệu được xem xét dưới dạng từ ngữ có thể đọc (phát âm/phiên âm) được. Mỗi dấu hiệu gắn trên một loại vật mang được coi là một đối tượng định giá.

4.2. Sự phù hợp của đối tượng định giá với nội dung định giá

a. Đối tượng định giá nêu trong Đơn được coi là phù hợp với nội dung định giá nếu tài liệu/mẫu vật thể hiện đối tượng định giá có đủ các thông tin thích hợp để thực hiện việc định giá theo các nội dung đó.

b. Trong trường hợp nội dung định giá là định giá thiệt hại, Đơn phải có đầy đủ các thông tin dữ liệu đủ để xác định tình trạng bảo hộ, nội dung (bản chất của đối tượng bị xem xét, tình trạng sử dụng thực tế của đối tượng bị xem xét (dạng sử dụng, người sử dụng, thời điểm sử dụng, nơi sử dụng), ngoài ra còn phải có các thông tin, bằng chứng về hình thức (các dạng) cũng như khối lượng (mức độ) thiệt hại.

5. Hợp đồng định giá

5.1. Căn cứ pháp luật

Việc định giá theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân do Viện KHSHTT thực hiện là một loại dịch vụ được Viện cung cấp trên cơ sở hợp đồng theo quy định tại Điều 46 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi; Điều 5 Thông tư 39/2014.

 Việc định giá theo Quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (theo Điều 45 Nghị định nói trên) không bắt buộc nhưng có thể thực hiện trên cơ sở hợp đồng.

5.2. Các chủ thể của Hợp đồng

a. Bên sử dụng dịch vụ định giá (Bên A)

- Trong trường hợp Đơn định giá được lập và nộp trực tiếp bởi Người yêu cầu định giá mà không thông qua Người đại diện theo ủy quyền thì Người yêu cầu định giá trực tiếp giao kết hợp đồng với tư cách Bên A.

- Trong trường hợp Đơn định giá được lập và nộp bởi Người đại diện theo ủy quyền của Người yêu cầu định giá thì Người đại diện đó giao kết hợp đồng với tư cách Bên A.

 

b. Bên cung cấp dịch vụ định giá (Bên B): là Viện KHSHTT.

5.3. Mẫu Hợp đồng định giá

Hợp đồng định giá có thể được làm theo Mẫu kèm theo Bản hướng dẫn này. Hợp đồng định giá cũng có thể được làm theo Mẫu nói trên với các điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể và theo thỏa thuận khác giữa hai Bên.

6. Sản phẩm định giá

6.1. Các dạng sản phẩm định giá

Kết quả định giá được thể hiện dưới các dạng sản phẩm sau đây

a. Bản kết quả định giá: là văn bản đưa ra các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi thuộc nội dung định giá nêu trong Đơn định giá;

b. Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc định giá: là văn bản thuyết minh về mục đích tra cứu thông tin; chỉ dẫn về các nguồn tin đã được sử dụng và kết quả dưới dạng danh mục các tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được coi là hữu ích cho việc đưa ra kết quả định giá;

 c. Bản sao các tài liệu tham khảo có ích nhất đã được sử dụng (phù hợp với Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc định giá - tài liệu b);

d. Bản dịch tài liệu c;

e. Sản phẩm khác.

 6.2. Sản phẩm bắt buộc và sản phẩm tùy chọn

Bản kết quả định giá (sản phẩm a)- là sản phẩm bắt buộc phải có của bất kỳ một vụ việc định giá nào;

- Các sản phẩm từ b đến e chỉ được cung cấp cho Người nộp đơn khi có thỏa thuận rằng Người yêu cầu định giá muốn có các sản phẩm đó (ngoài Bản kết qua định giá) và thanh toán các khoản phí tương ứng để có chúng.

7. Thời hạn định giá

7.1. Khái niệm

Thời hạn định giá là khoảng thời gian trong đó Viện KHSHTT phải hoàn thành việc định giá theo nội dung yêu cầu, được tính từ ngày Viện KHSHTT nhận được Đơn định giá hoàn chỉnh (không sai sót, không phải bổ sung/sửa chữa) đến ngày ký ban hành Bản Kết quả định giá.

Thời hạn định giá tiêu chuẩn là thời gian cần thiết để thực hiện một nội dung định giá bình thường (không quá phức tạp) đối với một đối tượng định giá.

 Thời hạn định giá tiêu chuẩn (tương ứng với mức phí ghi trong Biểu giá dịch vụ định giá) là 02 tháng đối với định giá sáng chế; 01 tháng đối với định giá thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

 7.3. Rút ngắn, kéo dài thời hạn định giá

Người yêu cầu định giá có thể đề nghị rút ngắn thời hạn định giá với điều kiện phải nộp thêm phí định giá nhanh. Viện KHSHTT có thể đề nghị kéo dài thời hạn định giá. Thời hạn đã được hai Bên thống nhất được ghi vào Hợp đồng định giá

8. Phí (giá) dịch vụ định giá

- Người nộp đơn định giá (bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu định giá) phải thanh toán phí định giá theo Biểu giá dịch vụ định giá sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc cần thực hiện công việc gì thì trả phí cho công việc đó.

 - Biểu giá dịch vụ định giá được xây dựng trên cơ sở tham khảo vận dụng các mức phí định giá tài sản thông thường  trên cơ sở thực tiễn chi phí nhân công, trang thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng và trí tuệ để thực hiện công việc định giá.