I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 6/2022-5/2023
- Mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng bộ chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; Đề xuất được bộ chỉ số đo lường về sở hữu trí tuệ phục vụ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.
- Ứng dụng của đề tài: Giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các chỉ số về sở hữu trí tuệ, từ đó cung cấp căn cứ thực tiễn phục vụ việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 của Việt Nam; giúp đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu, phát triển và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo các chỉ số về sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó hoạch định và thực hiện chiến lược quản trị tài sản trí tuệ phù hợp.
2. Tên đề tài: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sử dụng chứng cứ chuyên gia trong giải quyết tranh chấp và xử lý xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 6/2022-5/2023
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm chứng cứ chuyên gia và điều kiện sử dụng chứng cứ chuyên gia trong giải quyết tranh chấp và xử lý xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp; đề xuất các tiêu chí, điều kiện và hình thức công nhận chứng cứ chuyên gia trong giải quyết tranh chấp và xử lý xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
- Ứng dụng của đề tài: Cung cấp một cách hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn về chứng cứ chuyên gia trong giải quyết tranh chấp về quyền SHCN, đề xuất các khuyến nghị nhằm sử dụng chứng cứ chuyên gia về SHCN một cách phù hợp, hỗ trợ hệ thống thực thi quyền SHCN một cách có hiệu quả.
II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Nghiên cứu những vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan tới tài sản số NFT
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Nguyệt Thu
- Thời gian thực hiện: 01/2023-12/2023
- Mục tiêu: Làm rõ lý luận và thực tiễn các vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến tài sản số NFT (Non-Fungible Token – NFT) như bản quyền, nhãn hiệu…, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của những vấn đề này đến các chủ thể liên quan, đến kinh tế - xã hội và đề xuất giải pháp phù hợp bối cảnh Việt Nam.
2. Nghiên cứu, đề xuất công cụ quản lý công tác giám định SHCN
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Xuân Hương - Bùi Tiến Quyết
- Thời gian thực hiện: 01/2023-12/2023
- Mục tiêu: Làm rõ lý do/sự cần thiết và các nội dung quản lý công tác giám định sở hữu công nghiệp (SHCN), thực tiễn quản lý công tác giám định SHCN, phân tích và đề xuất công cụ quản lý công tác giám định SHCN tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT).
3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution -ADR) đối với tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 01/2023-12/2023
- Mục tiêu: Làm rõ nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp bằng cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution-ADR); thực tiễn áp dụng cơ chế này tại một số nước/khu vực/tổ chức trên thế giới; từ đó đề xuất các khuyến nghị về việc áp dụng cơ chế này tại Việt Nam.
4. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật
- Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Hằng
- Thời gian thực hiện: 01/2023-12/2023
- Mục tiêu: Làm rõ lý luận và thực tiễn những vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật (như bảo hộ nhãn hiệu đối với tên của tiêu chuẩn, sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba trong tiêu chuẩn, bao bì và ghi nhãn theo yêu cầu của tiêu chuẩn…), từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát các vấn đề này áp dụng cho Việt Nam.
5. Nghiên cứu luận thuyết “greater care” nhằm áp dụng trong việc đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân - Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 01/2023-12/2023
- Mục tiêu: Làm rõ nội dung, phạm vi áp dụng của luận thuyết “greater care”, thực tiễn áp dụng luận thuyết này trong việc đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu trên thế giới, từ đó đề xuất nguyên tắc, cách thức áp dụng luận thuyết “greater care” trong giám định nhãn hiệu.