Toggle Menu

Hoạt động SHTT trong nước

Hội thảo “Quản trị Tài sản trí tuệ và một số Công cụ Quản trị” (Nguồn: vov.vn)

Tham dự Hội thảo, ngoài các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ, còn có hơn 50 quản trị viên tài sản trí tuệ...

Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ và Cục Công tác Phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội thảo “Quản trị Tài sản trí tuệ và một số Công cụ Quản trị” tại TP. Hồ Chí Minh, 

Tham dự Hội thảo, ngoài các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ, còn có hơn 50 quản trị viên tài sản trí tuệ đã có quyết định phân công hoặc bổ nhiệm vào các chức danh như: Chuyên viên Tài sản trí tuệ, trưởng bộ phận/phòng/ban quản trị tài sản trí tuệ, giám đốc Trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp, trường ĐH và đơn vị nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

http://vov.vn/Uploaded/thuthuy/2014_10_12/thi_2_KWJE.jpg

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng trao giấy chứng nhận cho 32 giám đốc quản trị TSTT đầu tiên tại Việt Nam.

Bên cạnh các tham luận chính của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ, còn có 7 tham luận của 7 nhà thực hành quản trị tài sản trí tuệ khác nhau, giới thiệu cụ thể các công cụ quản trị tài sản trí tuệ bước đầu đã và đang được triển khai tại đơn vị của họ. Được biết, các tham luận thực tế này cũng bắt nguồn từ các bài tập thực hành hoặc khóa luận tốt nghiệp của các thành viên tham gia Chương trình đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) tổ chức liên tục từ năm 2008 đến nay; qua đó, đã có trên 80 doanh nghiệp, trường đại học, đơn vị nghiên cứu đã ban hành các nội quy quản trị tài sản trí tuệ của đơn vị và triển khai bước đầu các quy trình và thủ tục quản trị có liên quan.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa hoạt động đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ vào thành một trong nhiều đầu việc phục vụ Chương trình đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố giai đọan 2011-2015 (theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UB ngày 14/5/2011 của UBNDTP), và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 1335/2012/QĐ-UB ngày 15/3/2012 của UBNDTP). Theo đó, cho đến tháng 9/2014, đã có 400 thành viên tham dự chương trình đào tạo; trong đó, có 120 người đã hoàn thành cấp độ chuyên viên tài sản trí tuệ (5 mô đun) với 150 giờ học; 67 người đã hoàn thành cấp độ trưởng bộ phận tài sản trí tuệ (10 môđun) với 300 giờ học; 32 người đã hoàn thành cấp độ Giám đốc TSTT (15 môđun) với 450 giờ học. 

http://vov.vn/Uploaded/thuthuy/2014_10_12/thu_3_ZMZU.jpg

Ông Đào Minh Đức trình bầy báo cáo tại hội thảo

Trong chương trình hợp tác của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG-HCM đã đề nghị UBND TP. Hồ CHí Minh hỗ trợ 2 khoá đào tạo chuyên viên tài sản trí tuệ: Gồm 1 khoá cho các đơn vị thuộc khối khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ và 01 khoá cho khối khoa học xã hội và nhân văn. Trong tháng 10/2014, chương trình đã được triển khai và đang bắt đầu phục vụ trên 60 giảng viên, nghiên cứu viên và chuyên viên của ĐHQG-HCM.

Tại hội thảo, Sở Khoa học & Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học SHTT đã trao giấy chứng nhận cho lãnh đạo, cán bộ từ các đơn vị, trường, viện, doanh nghiệp: Tổng Cục An Ninh (Bộ Công An), Cục SHTT tại TP.HCM, Cục Quản lý Cạnh tranh TP HCM, Chi cục Hải quan, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Quốc tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH KH- XH&NV TPHCM, Bảo hiểm Viễn Đông, Vinamilk, Công ty dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn…./.

(Nguồn: vov.vn)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật