Toggle Menu

Tin nổi bật

Hoạt động SHTT trong nước

Khai thác tối đa giá trị nhãn hiệu của các sản phẩm đặc sản, làng nghề

Sáng 22.12, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo "Phát triển tài sản trí tuệ gắn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương". Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), lãnh đạo các địa phương cùng nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh, sản xuất các sản phẩm đặc sản, làng nghề trên địa bàn thành phố.

Khai thác tối đa giá trị nhãn hiệu của các sản phẩm đặc sản, làng nghề

Đại diện Viện Khoa học sở hữu trí tuệ trao đổi về các chính sách bảo hộ và xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp 

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi thông tin về công tác bảo hộ, quản lý, các chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hiện nay, thành phố có 74 sản phẩm đặc sản, làng nghề được tư vấn, hỗ trợ bảo hộ, trong đó có 70 nhãn hiệu tập thể, 2 nhãn hiệu chứng nhận và 2 chỉ dẫn địa lý. Song, phần lớn sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ chưa phát huy được hết giá trị so với tiềm năng, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ. Để phát triển tài sản trí tuệ găn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND thanh phố ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận 3 sản phẩm đặc sản làng nghề gồm: trứng vịt Chấn Hưng và gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng (cùng huyện Tiên Lãng), cá thu phơi một nắng (quận Đồ Sơn), bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt. 

Tham luận của các đại biểu là kinh nghiệm để các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất có sản phẩm đặc sản, làng nghề đã được cấp bằng bảo hộ chủ động xây dựng, quảng bá và khai thác nhãn hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: baohaiphong.com

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật