Toggle Menu

Tin nổi bật

Đề tài đã nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013

I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật định giá sang chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu áp dụng trong điều kiện Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn
- Thời gian thực hiện: Năm 2013 đến năm 2014
- Mục tiêu: Làm rõ căn cứ lý luận và thực tiễn về quy trình kỹ thuật định giá sáng chế/ kiểu dáng công nghiệp/ nhãn hiệu nhằm hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kỹ thuật định giá các dạng tài sản trí tuệ nói trên áp dụng trong điều kiện Việt Nam hiện nay
 
II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Nghiên cứu các dạng yêu cầu bảo hộ sang chế phục vụ việc xác định yếu tố xâm phạm sang chế
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu căn cứ lý luận và thực tiễn về các dạng yêu cầu bảo hộ sáng chế (yêu cầu bảo hộ Beauregard, Markush, Omnibus, dạng phương tiện-chức năng, dạng sản phẩm được tạo bởi quy trình, dạng sử dụng...), từ đó đề xuất quy tắc thống nhất xác định phạm vi bảo hộ, xác định biến thể tương đương phục vụ việc giám định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế.
 
2. Nghiên cứu các vấn đề sở hữu trí tuệ trong hoạt động chuyển giao đặc quyền kinh doanh phục vụ việc giám định về sở hữu trí tuệ.
- Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hằng
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các khía cạnh liên quan tới sở hữu trí tuệ trong hoạt động chuyển giao đặc quyền kinh doanh (franchising), trong đó làm rõ khái niệm, vai trò/ý nghĩa, bản chất/nội dung, đối tượng chuyển giao, các chủ thể tham gia… của hoạt động này, mối quan hệ với hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ việc giám định về sở hữu trí tuệ.
 
3. Nghiên cứu vấn đề cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu trí tuệ phục vụ công tác giám định về sở hữu trí tuệ.
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu trí tuệ, trong đó làm rõ khái niệm, các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mối quan hệ với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…, từ đó đề xuất phương pháp xác định yếu tố cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu trí tuệ phục vụ công tác giám định.
 
4. Nghiên cứu tình hình bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm và nông hóa phẩm tại Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của xã hội đối với các sản phẩm này.
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Liêm
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền đối với sáng chế, đặc biệt là các quy định liên quan tới phạm vi bảo hộ và nội dung quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm và nông hóa phẩm, và thực tiễn thực thi pháp luật đó, đặc biệt là cách diễn giải pháp luật và giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền đối với sáng chế nói trên, từ đó làm rõ những thuận lợi và khó khăn của xã hội trong việc tiếp cận các dược phẩm và nông hóa phẩm tại các nước đang pháp triển, trong đó có Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nói trên ở Việt Nam trong bối cảnh tuân thủ các điều ước quốc tế và hội nhập quốc tế.
 
5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất phương pháp xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, trong đó làm rõ khái niệm, điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ, nguyên tắc xác định yếu tố xâm phạm... từ đó đề xuất phương pháp xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
 
6. Nghiên cứu việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật phục vụ việc xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Huế
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của thế giới về việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật, trong đó làm rõ bản chất, cơ chế bảo hộ, mối quan hệ giữa việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật với bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại nhằm phục vụ việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với các đối tượng này.
 
7. Nghiên cứu phương pháp khảo sát, thu thập chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn trên thực tế nhằm hỗ trợ cho việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
- Chủ nhiệm đề tài: Lê Quang Dũng
                                  Bùi Tiến Quyết

- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện việc khảo sát, thu thập chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn trên thực tế trong quá trình đánh giá tính tương tự gây nhầm lẫn và xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cụ thể là làm rõ mục đích, vai trò/ý nghĩa, nội dung, phương pháp, trình tự tiến hành các công việc nói trên.
 
8. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất phương pháp xác định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Việt Hà
                                  Nguyễn Thị Minh Hằng

- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh, trong đó làm rõ khái niệm, điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ, nguyên tắc xác định hành vi xâm phạm... từ đó đề xuất phương pháp xác định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
  
9. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng công cụ IP Audit trong việc quản trị tài sản trí tuệ.
- Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Long Huy
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về khái niệm, mục đích, vai trò/ý nghĩa, nội dung, cách thức và quy trình thiết lập và sử dụng IP Audit làm một công cụ hữu hiệu trong quản trị tài sản trí tuệ.
 
10. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất phương pháp lấy mẫu giám định sở hữu trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Sự
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mục đích, vai trò/ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, quy trình và cách thức thực hiện việc lấy mẫu giám định sở hữu trí tuệ.
 
11. Nghiên cứu thực trạng quản trị tài sản trí tuệ trong một vài doanh nghiệp nhà nước (tổ chức khoa học công nghệ) hiện nay và nhu cầu đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp đó
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 03/2013 - 12/2013
- Mục tiêu: Chọn lựa một hoặc một vài doanh nghiệp nhà nước (tổ chức khoa học công nghệ) điển hình để khảo sát, thu thập và xử lý thông tin đánh giá hiện trạng quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp/tổ chức đó cũng như xác định nhu cầu đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ của doanh nghiệp/tổ chức đó nhằm mục tiêu xây dựng và thực hiện chiến lược quản trị tài sản trí tuệ.

 

Tin mới cập nhật