Toggle Menu

Đề tài đã nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2020

I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam (đề tài chuyển tiếp từ 2019)
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn
- Thời gian thực hiện: 11/2019 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ của quốc gia, trên cơ sở đó đề xuất những tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc chung của quốc tế.

2. Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp bảo hộ SEP (standard essential patent) ở Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 3/2020 đến 2/2021
- Mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về SEP (bao gồm đặc điểm của SEP và mối quan hệ với tiêu chuẩn kỹ thuật) và vấn đề xung đột lợi ích liên quan đến SEP được bảo hộ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu SEP và chủ thể sử dụng SEP, ngành công nghiệp liên quan.

3. Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình quản trị tài sản trí tuệ dựa trên thông tin sở hữu trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết
- Thời gian thực hiện: 3/2020 đến 2/2021
- Mục tiêu: Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) dựa trên thông tin sở hữu trí tuệ (SHTT) của doanh nghiệp; Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp từ việc ứng dụng mô hình quản trị TSTT dựa trên thông tin SHTT (information - based IP management) và Đề xuất mô hình áp dụng thí điểm cho 3 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả và giống cây trồng.

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Vấn đề bảo hộ sáng chế đối với phần mềm máy tính
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm của sáng chế về phần mềm máy tính, thực tiễn bảo hộ sáng chế đối với phần mềm máy tính trên thế giới, từ đó đề xuất khuyến nghị về cơ chế bảo hộ loại sáng chế này tại Việt Nam.

2. Vấn đề xâm phạm nhãn hiệu trong quảng cáo so sánh
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Huế
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ các hình thức sử dụng nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo so sánh, phân tích khả năng xâm phạm quyền nhãn hiệu trong quảng cáo so sánh, tìm hiểu quy định pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới về vấn đề xâm nhãn hiệu trong quảng cáo so sánh, thực tiễn về vấn đề này trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh Việt Nam

3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về portfolio và thỏa thuận dùng chung sáng chế
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ bản chất, đặc điểm của portfolio và thỏa thuận dùng chung sáng chế, ảnh hưởng của loại thỏa thuận này đến các đối tượng có liên quan cũng như đến sự phát triển của ngành công nghiệp, thực trạng ở Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

4. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu phục vụ việc xác định phạm vi và hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu 
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu, ảnh hưởng của nghĩa vụ này đến phạm vi bảo hộ và hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu, thực tiễn về vấn đề này trên thế giới; từ đó đề xuất các khuyến nghị phù hợp nhằm ngăn ngừa tình trạng đăng ký nhãn hiệu bao vây mà không sử dụng trong thực tế.

5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của thực tiễn sử dụng nhãn hiệu tới phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu 
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ ảnh hưởng của thực tiễn sử dụng nhãn hiệu tới phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu, thực tiễn về vấn đề này trên thế giới; từ đó đề xuất nguyên tắc, cách thức đánh giá thực tiễn sử dụng nhãn hiệu phục vụ việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

6. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong môi trường mạng xã hội 
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Làm rõ các vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến bản quyền, nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác trong môi trường mạng xã hội (social media), thực tế giải quyết các vấn đề này của các nước trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

7. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu vị trí
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, bản chất, hình thức/cách thức thể hiện của nhãn hiệu vị trí (position mark), thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu vị trí trên thế giới, từ đó đề xuất khuyến nghị về cơ chế bảo hộ loại nhãn hiệu này tại Việt Nam.

8. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu chuyển động 
- Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Hằng
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, bản chất, hình thức/cách thức thể hiện của nhãn hiệu chuyển động (motion mark), thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu chuyển động trên thế giới, từ đó đề xuất khuyến nghị về cơ chế bảo hộ loại nhãn hiệu này tại Việt Nam.

9. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hologram
- Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hằng
- Thời gian thực hiện: 1/2020 đến 12/2020
- Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, bản chất, hình thức/cách thức thể hiện của nhãn hiệu hologram, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hologram trên thế giới, từ đó đề xuất khuyến nghị về cơ chế bảo hộ loại nhãn hiệu này tại Việt Nam.
 

Tin mới cập nhật