Toggle Menu

Tin nổi bật

Đề tài đã nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018

I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và đề xuất giải pháp phát triển tài sản trí tuệ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) của doanh nghiệp Việt Nam nhằm phục vụ xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn
- Thời gian thực hiện: 1/2017 đến 12/2018
- Mục tiêu: Phân tích thực trạng, nhu cầu tạo dựng, đăng ký bảo hộ, khai thác tài sản trí tuệ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định những nhân tố cản trở/thúc đẩy hoạt động phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;  Phân tích ảnh hưởng của việc phát triển tài sản trí tuệ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động tạo dựng, đăng ký bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của tài sản trí tuệ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tên đề tài: Nghiên cứu cách thức xác định chi phí kinh tế do hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đối với ngành công nghiệp ở Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 1/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Xác định những tổn thất trực tiếp và gián tiếp về kinh tế gây ra bởi hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đối với ngành công nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là: (i) tổn thất trực tiếp bao gồm tổn thất về doanh thu và việc làm của ngành công nghiệp; (ii) tổn thất gián tiếp bao gồm tổn thất và doanh thu và việc làm của các ngành công nghiệp liên quan, tổn thất về nguồn thu ngân sách nhà nước (thuế)...

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Trí tuệ nhân tạo và các vấn đề về SHTT

- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của trí tuệ nhân tạo, những vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, thực tiễn về vấn đề này trên thế giới, từ đó, đề xuất các giải pháp/khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

2. Vấn đề bảo hộ SC về phương pháp kinh doanh 
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm của sáng chế về phương pháp kinh doanh (covered business methods), thực tiễn bảo hộ sáng chế về phương pháp kinh doanh trên thế giới, từ đó đề xuất khuyến nghị về cơ chế bảo hộ loại sáng chế này tại Việt Nam.

3. Internet của vạn vật và các vấn đề về bảo hộ quyền SHTT
- Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của Internet của vạn vật (Internet of things), những vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, thực tiễn vấn đề này trên thế giới, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp/khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

4. Bảo hộ quyền SHTT đối với y tế số 
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của y tế số (Digital Health), những vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, thực tiễn vấn đề này trên thế giới, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp/khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

5. Các vấn đề về NPEs: thực tiễn thế giới và bài học cho Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Làm rõ mục đích, đặc điểm, hình thức của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh (mua bán) mà không sử dụng tài sản trí tuệ (Non - Practicing Entities), trong đó bao gồm patent trolls và trademark bullies, những tác động do hoạt động của các doanh nghiệp này đến hệ thống SHTT, thực tiễn trên thế giới, và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc xác định đặc điểm tạo dáng mang tính chức năng của KDCN 
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Làm rõ lý luận và thực tiễn về việc xác định đặc điểm tạo dáng mang tính chức năng của kiểu dáng công nghiệp (KDCN), từ đó đề xuất phương pháp, cách thức xác định loại đặc điểm này phục vụ đánh giá yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN tại Việt Nam 

7. Hoạt động chuyển giá liên quan tới SHTT
- Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Làm rõ mục đích, bản chất, cách thức thực hiện hoạt động chuyển giá liên quan tới tài sản trí tuệ, tác động của hoạt động này tới hệ thống sở hữu trí tuệ, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

8. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bảng hỏi (khảo sát) nhằm đánh giá sự nhầm lẫn trên thực tế của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 2/2017 đến 12/2017
- Mục tiêu: Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng bảng hỏi nhằm đánh giá sự nhầm lẫn trên thực tế của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu, từ đó xây dựng mẫu bảng hỏi (khảo sát) và nguyên tắc đánh giá về sự nhầm lẫn trên thực tế của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu dựa trên kết quả khảo sát áp dụng tại Việt Nam.

9. Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ internet với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 2/2018 đến 12/2018
- Mục tiêu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ internet với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong môi trường trực tuyến, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu với các nhà cung cấp dịch vụ internet và người sử dụng

Tin mới cập nhật