Toggle Menu

Đề tài đã nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2021

I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn chuẩn hóa chương trình và tài liệu bồi dưỡng cơ bản về quản trị tài sản trí tuệ tại Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn
- Thời gian thực hiện: 5/2021 đến 4/2022
- Mục tiêu: Cập nhật, chuẩn hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng về quản trị tài sản trí tuệ ở trình độ cơ bản; Làm rõ các hình thức bồi dưỡng cơ bản về quản trị tài sản trí tuệ đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam; Đưa chương trình và tài liệu bồi dưỡng về quản trị tài sản trí tuệ ở trình độ cơ bản lên nền tảng trực tuyến.


2. Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp bảo hộ SEP (standard essential patent) ở Việt Nam (đề tài chuyển tiếp từ 2020)
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 3/2020 đến 2/2021
- Mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về SEP (bao gồm đặc điểm của SEP và mối quan hệ với tiêu chuẩn kỹ thuật) và vấn đề xung đột lợi ích liên quan đến SEP được bảo hộ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu SEP và chủ thể sử dụng SEP, ngành công nghiệp liên quan.


3. Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình quản trị tài sản trí tuệ dựa trên thông tin sở hữu trí tuệ (đề tài chuyển tiếp từ 2020)
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết
- Thời gian thực hiện: 3/2020 đến 2/2021
- Mục tiêu: Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) dựa trên thông tin sở hữu trí tuệ (SHTT) của doanh nghiệp; Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp từ việc ứng dụng mô hình quản trị TSTT dựa trên thông tin SHTT (information - based IP management) và Đề xuất mô hình áp dụng thí điểm cho 3 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả và giống cây trồng.

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung của các phần mềm quản trị tài sản trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết – Nguyễn Việt Tiến
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ các loại phần mềm quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) phổ biến hiện nay, cấu trúc, nội dung, ưu, nhược điểm, khả năng/phạm vi và điều kiện ứng dụng của các phần mềm này, từ đó đề xuất các khuyến nghị về việc sử dụng phần mềm quản trị TSTT tại Việt Nam

2Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu đối với khẩu hiệu kinh doanh (slogan)
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Huế
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, khả năng phân biệt của khẩu hiệu kinh doanh (slogan), thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu đối với khẩu hiệu kinh doanh trên thế giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị về việc bảo hộ nhãn hiệu đối với khẩu hiệu kinh doanh tại Việt Nam.

3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu màu
- Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Hằng
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, khả năng phân biệt của nhãn hiệu màu (colour mark), thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu màu trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo hộ nhãn hiệu màu tại Việt Nam.

4. Vấn đề đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, các dạng/hình thức đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu, động cơ và tác động đến kinh tế-xã hội của các dạng/hình thức đăng ký này, thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này tại Việt Nam.

5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chiến lược sáng chế của các doanh nghiệp khởi nghiệp
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ mục tiêu, vai trò/ý nghĩa và nội dung của chiến lược sáng chế phục vụ khởi nghiệp, thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thương mại hóa sáng chế phục vụ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

6. Nghiên cứu vấn đề bản quyền tác giả liên quan đến trí tuệ nhân tạo
- Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hằng
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ các vấn đề về bản quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, quy định pháp luật và thực tiễn ở các nước trên thế giới về vấn đề này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

7. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khả năng tương tự gây nhầm lẫn ngược đối với nhãn hiệu
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thanh Loan
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, bản chất, các yếu tố đánh giá/xác định khả năng tương tự gây nhầm lẫn ngược (reverse confusion) đối với nhãn hiệu, thực tiễn về vấn đề này trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến  nghị liên quan đến việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam.

8. Chính sách bao gói trơn (plain packaging) đối với một số sản phẩm tiêu dùng và những vấn đề sở hữu trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Nguyệt Thu
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ mục đích, nội dung và những vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến chính sách bao gói trơn (plain packaging) đối với một số sản phẩm tiêu dùng như thuốc lá, thực phẩm, rượu… nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thực tiễn thực hiện chính sách này trên thế giới, từ đó đánh giá thuận lợi, khó khăn và nhận định về khả năng thực hiện trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

9. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “nhại” nhãn hiệu (trademark parody) 
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 1/2021 đến 12/2021
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, phân biệt và xác định ranh giới giữa hành vi sử dụng nhãn hiệu một cách hài hước, bông đùa, châm biếm (trademak parody) và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thực tiễn vấn đề này trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tin mới cập nhật