Toggle Menu

Tin nổi bật

Đề tài đã nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2016

I. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ sử dụng sáng chế trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam.

- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn
- Thời gian thực hiện: 1/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận dựa trên thực tiễn về cách xác định và đánh giá mức độ sử dụng sáng chế trong các ngành công nghiệp; Đánh giá thực trạng và tiềm năng về mức độ sử dụng sáng chế trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam; Xác định những ngành công nghiệp ở Việt Nam có ưu thế trong khai thác, sử dụng sáng chế (“ngành công nghiệp sử dụng nhiều sáng chế”).

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản trí tuệ

- Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, mục đích, vai trò/ý nghĩa, bản chất, trình tự thực hiện, yêu cầu cơ bản… của giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản trí tuệ, từ đó đề xuất, khuyến nghị khả năng thực hiện và giải pháp chính sách đối với hoạt động giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản trí tuệ tại Việt Nam.

2. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Bùi Tiến Quyết, Lê Quang Dũng
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, mục đích, vai trò/ý nghĩa, bản chất, yêu cầu… của việc góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ, trên cơ sở đó, đề xuất, khuyến nghị những vấn đề cần lưu ý đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoạt động góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ tại Việt Nam.

3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm vận dụng quy định về phân tích ngược (reverse engineering) và nhập khẩu song song (parallel import) đối với sáng chế tại Việt Nam
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Xuân Hương
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm, tác động/ảnh hưởng của việc vận dụng quy định về phân tích ngược và nhập khẩu song song đối với kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất, khuyến nghị về việc áp dụng các quy định đó nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo công nghệ và khả năng tiếp cận sản sản phẩm công nghệ tại Việt Nam

4. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề thuế đối với tài sản trí tuệ (IP taxation)
- Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Hân
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, mục đích, vai trò/ý nghĩa của thuế đối với tài sản trí tuệ, các vấn đề liên quan đến thuế trong giao dịch và tranh chấp về tài sản trí tuệ, từ đó đề xuất, khuyến nghị các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ.

5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ độc quyền đối với sáng chế về tiêu chuẩn kỹ thuật (SEP)
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Thị Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ ảnh hưởng của việc bảo hộ độc quyền sáng chế về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sự phát triển của ngành công nghiệp và lợi ích xã hội, cơ chế cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ nói trên, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội.

6. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mô hình tòa án dân sự chuyên trách về sở hữu trí tuệ
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Sự
-
Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, mục đích, vai trò/ý nghĩa, chức năng, yêu cầu về tổ chức/nhân lực … của mô hình tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ, từ đó đề xuất, khuyến nghị về việc thiết lập tòa án dân sự chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

7. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản trị viên tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hương Xiêm
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, vai trò, chức năng/nhiệm vụ, mối quan hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn/yêu cầu nghề nghiệp… của người quản trị chuyên trách đối với tài sản trí tuệ, từ đó đề xuất, khuyến nghị về việc chuẩn bị nhân lực, tổ chức và triển khai công tác quản trị tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam.

8. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hành vi lạm dụng độc quyền sáng chế gây hậu quả hạn chế cạnh tranh
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của hành vi lạm dụng độc quyền sáng chế; ảnh hưởng của hành vi đó đối với hoạt động cạnh tranh và mục tiêu thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, từ đó đề xuất cách thức xác định hành vi lạm dụng độc quyền sáng chế gây hậu quả hạn chế cạnh tranh và giải pháp ngăn chặn hành vi đó trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

9. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hộ tri thức truyền thống (TK)
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Huế
- Thời gian thực hiện: 2/2016 đến 12/2016
- Mục tiêu: Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của tri thức truyền thống; cơ chế bảo hộ tri thức truyền thống; vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ tri thức truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển; từ đó đề xuất, khuyến nghị những vấn đề về chính sách, pháp luật nhằm bảo hộ có hiệu quả tri thức truyền thống tại Việt Nam.

Tin mới cập nhật